Chúng ta thường chỉ quan tâm đến thực phẩm có chứa những dưỡng chất gì, ít khi chú ý thực phẩm có có tính axit hay tính kiềm. Do đó, không phải ai cũng biết được thực phẩm nào có tính axit? Thực phẩm nào có tính kiềm? Nắm bắt được các thông tin này giúp chúng ta cân bằng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe tốt hơn rất nhiều.
Xác định thực phẩm có tính axit hay tính kiềm có lợi gì?
Để xác định thực phẩm có tính axit hay tính kiềm, các chuyên gia thường sử dụng thang đo pH. pH là viết tắt của cụm từ “pondus hydrogenii” có nghĩa là hoạt động của hydro. Chỉ số thang pH nằm trong khoảng từ 0 – 14. Ngưỡng axit nằm trong khoảng 0<pH<7. Ngưỡng kiềm từ 14>pH>7.
Trong cơ thể người, mỗi cơ quan cũng sẽ có độ pH khác nhau. Điển hình độ pH trong máu là khoảng 7.34. Do đó, máu được đánh giá là có tính kiềm nhẹ. Nếu mức pH hạ xuống thấp hơn, máu chuyển qua trạng thái nhiễm axit sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Độ pH ở da nằm trong khoảng 5 – 5.5. Da được đánh giá là có tính axit nhẹ tạo nên lớp màng mỏng bảo vệ da khỏi tác động từ môi trường bên ngoài.
Thực phẩm là yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến độ pH bên trong cơ thể. Nếu bổ sung quá ít hoặc quá nhiều nhóm thực phẩm tính axit hay tính kiềm đều có thể gây hại đến các hoạt động bên trong cơ thể thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Đó là lý do cần xác định được đâu là thực phẩm tính kiềm, đâu là thực phẩm có tính axit.
Nhóm thực phẩm có tính axit
Thực tế, 80% thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày đều chứa axit. Tuy nhiên, cũng chính thói quen tiêu thụ thực phẩm có tính axit này sẽ hủy hoại cơ thể. Các thực phẩm này có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn hơn so với thực phẩm giàu kiềm nên rất dễ được ưu tiên lựa chọn. Việc cân bằng tính axit – kiềm bên trong cơ thể tuy rất khó khăn nhưng cần phải được quan tâm đúng mức.
Không phải thực phẩm tính axit đều xấu. Dịch tiêu hóa ở dạ dày có độ pH thấp khoảng từ 1.6 – 2.4. Do đó có thể dễ dàng tiêu hóa nhóm thực phẩm có tính axit nhẹ. Tiêu thụ nhóm thực phẩm này có thể giảm thiểu áp lực cho hệ tiêu hóa, giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Nhóm thực phẩm có tính axit được chia làm 3 loại:
Thực phẩm tính axit nhẹ: Thực phẩm nhóm này có độ pH ở mức 6.0 – 7.0 sẽ không gây ra quá nhiều phiền phức cho dạ dày hay các hệ cơ quan trong cơ thể.
Nhóm thực phẩm có tính axit nhẹ bao gồm:

Thực phẩm tính axit trung bình: Độ pH của nhóm thực phẩm này vào khoảng 5.0 – 6.0. Nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra tình trạng thừa axit, hình thành các triệu chứng: Đầy bụng, ợ nóng, loét dạ dày, trào ngược axit…
Nhóm thực phẩm có tính axit trung bình bao gồm:

Thực phẩm có tính axit cao: các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo nên hạn chế bổ sung các thực phẩm có tính axit cao để bảo vệ sức khỏe. Đây là nhóm thực phẩm có mùi vị thơm ngon, diện mạo hấp dẫn nên rất được lòng các bà nội trợ. Tuy nhiên, độ pH của nó rất thấp <5, nên hạn chế tối đa việc bổ sung nếu không muốn bị rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, gây ảnh hưởng đến gan, thận, tim…
Nhóm thực phẩm có tính axit cao bao gồm:

Nhóm thực phẩm có tính kiềm
Vì máu mang tính kiềm nên có thể xem cơ thể chúng ta mang tính kiềm nhẹ. Bổ sung các thực phẩm có tính kiềm sẽ giúp cơ thể thoải mái, nhẹ nhàng hơn, các cơ quan hoạt động trôi chảy hơn.
Thực tế phần lớn các thực phẩm tự nhiên có tính axit nên độ pH trong cơ thể có nguy cơ nằm trong ngưỡng axit. Do đó, chú ý bổ sung thực phẩm có tính kiềm có ý nghĩa quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Đây cũng là nguyên nhân vì sao các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu đều khuyên bệnh nhân của mình nên ăn nhiều rau xanh vì đây là nhóm thực phẩm có tính kiềm.
Tuy nhiên, độ pH quá cao cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Thực phẩm có tính kiềm được chia làm 3 nhóm:
Thực phẩm có tính kiềm nhẹ: Độ pH của nhóm thực phẩm này nằm trong khoảng 7.0 – 7.5 và được xem là mức độ lý tưởng, cân bằng. Do đó, đây là nhóm thực phẩm nên bổ sung để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Thực phẩm có tính kiềm nhẹ bao gồm:

Thực phẩm có tính kiềm trung bình: Các thực phẩm này thường có độ pH vào khoảng từ 7.5 – 8.0 có thể hỗ trợ cơ chế tự cân bằng độ pH của cơ thể hay cân bằng pH tại các bộ phận bên trong cơ thể.
Nhóm thực phẩm có tình kiềm trung bình bao gồm:

Thực phẩm có tính kiềm cao: Mức pH của nhóm thực phẩm này nằm trong khoảng 8.5 – 9.5 có khả năng trung hòa lượng axit trong trường hợp cơ thể dư thừa quá nhiều axit do rượu bia, thuốc lá, đồ chiên xào…
Nhóm thực phẩm có tính kiềm cao bao gồm:

Ngoài thực phẩm, nước ion kiềm (Alkaline Ionized Water) cũng có khả năng trung hòa axit trong cơ thể. Thay vì phải chọn lựa, chế biến các loại rau xanh có tính kiềm cao, các bạn có thể bổ sung nước ion kiềm này để trung hòa lượng axit bên trong cơ thể, bảo vệ sức khỏe hiệu quả.
Nước ion kiềm – “chìa khóa vàng” cân bằng pH cho cơ thể
Trước đây, thực phẩm có tính kiềm được xem là “cứu cánh” duy nhất để trung hòa axit. Tuy nhiên, việc lựa chọn thực phẩm để cân bằng axit – kiềm trong cơ thể mất rất nhiều thời gian, công sức. Cuộc sống hiện đại bận rộn lại khiến cho chúng ta không thể làm tốt điều này nên dù biết không tốt cho sức khỏe nhưng không ít người vẫn “ngó lơ” việc cân bằng pH cho cơ thể.
Trong bối cảnh đó, nước ion kiềm ra đời và trở thành giải pháp đắc lực để giúp trung hòa axit hiệu quả, bảo vệ con người khỏi nguy cơ bệnh tật, suy giảm sức khỏe do các thực phẩm axit và thói quen sống không lành mạnh gây ra.
Loại nước này có thể được sử dụng như một loại nước uống thông thường. Nhưng ngoài các thành phần của nước, nó còn có thêm các ion kiềm tự nhiên, chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe với kích thước siêu nhỏ (dưới 0,5 nano mét) giúp cơ thể dễ dàng hấp thu, thải độc và cân bằng pH cho cơ thể.

Do đó, nếu không thể chủ động cân bằng axit – kiềm bằng các thực phẩm thông thường, các bạn nên lựa chọn nước ion kiềm cho bản thân và gia đình để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe toàn diện. Hiện nay, các sản phẩm máy lọc nước điện giải OSG được rất nhiều gia đình lựa chọn để cung cấp ion kiềm tự nhiên cho cơ thể, trung hòa axit và chăm sóc sức khỏe hiệu quả nhất. Các bạn đừng bỏ qua một sản phẩm thân thiện, hiệu quả, thiết thực như máy lọc nước điện giải OSG để được một cuộc sống an toàn, hạnh phúc nhé.