Tác hại của chì và kim loại nặng hòa tan đối với cơ thể?

Chì và kim loại nặng tồn tại rất nhiều xung quanh chúng ta, trong các vật dụng dùng hằng ngày, không khí, nước uống, thức ăn... Hơn thế nữa, chúng rất dễ xâm nhập vào cơ thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm.Thế nhưng không phải ai cũng biết hết được Tác hại của chì và kim loại nặng hòa tan đối với cơ thể? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích nhé.
 
 
Tác hại của chì và kim loại nặng hòa tan đối với cơ thể?
 
Kim loại nặng là những nguyên tố có số nguyên tử cao và có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3. Một số kim loại nặng thường gặp có thể kể đến là Chì, arsen, cadmium, Niken, Kẽm (Zn), Đồng (Cu), thủy ngân… Trong đó, chì là nguyên tố được chú ý nhiều hơn cả vì cực kì độc hại (ít bị đào thải khỏi cơ thể, tích lũy trong não và tủy xương), hơn nữa lại tồn tại phổ biến trong môi trường như: đất, nước, thực phẩm, sơn có chì, xăng có chì, khí thải xe máy hoặc khí thải công nghiệp…
 
Với tốc độ phát triển nhanh chóng hiện nay, Việt Nam đang trở thành điểm nóng của vấn nạn ô nhiễm môi trường bao gồm cả ô nhiễm nguồn không khí, ô nhiễm đất và nhất là ô nhiễm nguồn nước. Theo đó, tình trạng nhiễm chì và kim loại nặng cũng đang diễn ra ngày càng nhiều dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng.
 
010
 
Về mặt sinh lý, chì không có bất kì vai trò có lợi nào đối với cơ thể, theo khuyến cáo từ các chuyên gia nồng độ chì máu toàn phần bình thường < 10µg/dL, nồng độ lý tưởng là 0 µg/dL. Giới hạn cho phép của hàm lượng chì trong nước ăn uống theo QCVN 01:2009/BYT là 0,01mg/l, trong không khí xung quanh là 1,5µg/m3 không khí (trung bình 24 giờ) (QCVN 05:2013/BTNMT), trong đất nông nghiệp là 70 mg/kg đất khô (QCVN 03-MT:2015/BTNMT).
 
Việc thường xuyên hít thở hoặc ăn uống phải các loại thức ăn, nước uống nhiễm chì sẽ khiến cơ thể tích tụ chì dẫn đến ngộ độc. Đối với trẻ em, chì tích tụ ở xương sẽ kìm hãm sự chuyển hóa vitamin D, cảm trở chuyển hóa Canxi, dẫn đến khuyết tật, chậm lớn, gây độc cả cơ quan thần kinh trung ương lẫn thần kinh ngoại biên, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về não. Phụ nữ mang thai nếu tiếp xúc với chì thì khả năng sinh non hoặc sẩy thai là rất lớn.
 
Đối với người lớn, ngộ độc chì sẽ làm giảm số lượng tinh trùng, ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản, gây nguy cơ tăng huyết áp; tăng protoporphyrin hồng cầu. Tình trạng nặng sẽ dẫn đến rối loạn vận động, đau quặn bụng, nôn; máu: thiếu máu,  viêm thần kinh thị giác, gây ra các bệnh lý về thận, các bệnh lý về não ( (co giật, hôn mê, trạng thái mù mờ, sảng…)
 
Ngoài chì, các kim loại nặng hòa tan khác cũng gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đối với cơ thể và sức khỏe. Chẳng hạn:
  • Kích ứng da
  • Thường xuyên mệt mỏi, khó chịu
  • Lờ đờ, không tập trung, học tập, làm việc không hiệu quả
  • Trầm cảm, hưng cảm hoặc lo lắng
  • Kiểm soát chân tay, thính giác, lời nói, tầm nhìn và dáng đi bị suy yếu
  • Thiếu máu
  • Mắc các bệnh tự miễn, bao gồm bệnh Lyme

011

Tiếp xúc lâu dài với kim loại nặng cũng sẽ gây  tổn thương hoặc giảm chức năng thần kinh trung ương và các cơ quan quan trọng bên trong như gan, tim, tuyến nội tiết và thận, dẫn đến thoái hóa cơ thể, cơ bắp, thần kinh, tăng nguy cơ mắc các bệnh về thận, tim mạch, ung thư.
 
 
Làm thế nào để bảo vệ cơ thể khỏi chì và kim loại nặng hòa tan?
 
Như đã phân tích ở trên, chì và kim loại nặng hòa tan có thể xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều con đường khác nhau. Thế nhưng chủ yếu vẫn là đường tiêu hóa, qua thực phẩm và nhiều nhất vẫn là nước uống. Vì không mùi, không vị nên bằng mắt thường, chúng ta không thể phát hiện sự tồn tại của chúng trong nước, chỉ khi thực hiện các kiểm nghiệm mới xác định được.
 
Đặc biệt, việc sử dụng ống dẫn nước bằng kim loại chì, đồng thau, hàn đồng chì, các hệ thống cấp nước thế hệ cũ sẽ có nguy cơ nhiễm chì cao hơn. Ngoài ra, các hoạt động công nghiệp, giao thông, nước thải… ở các thành phố sẽ khiến các kim loại năng được giữ lại trong đất do quá trình di chuyển. Sau đó, thấm qua đất, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm chì cho người dân.
 
Để đảm bảo cho sức khỏe, ngoài việc loại bỏ các sản phẩm có nguy cơ gây nhiễm độc chì, kim loại nặng trong cuộc sống hàng ngày như sơn có chì, đồ chơi có chì, tránh ăn cá ướp thủy ngân… thì cần đặc biệt chú ý đến nguồn nước. Khá nhiều các gia đình đã chọn sử dụng máy lọc nước điện giải để tạo ra nguồn nước sạch, tinh khiết hơn.
 
012
 
Đây là thiết bị có khả năng sử dụng công nghệ điện giải nước, loại bỏ hết các tạp chất, chất bẩn, vi khuẩn, các kim loại nặng… và giữ lại những khoáng chất có lợi. Sở dĩ người Nhật vô cùng yêu thích và ví đây là nguồn nước sức khỏe là vì những công dụng mà nó mang lại vô cùng đa dạng như: chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, cải thiện các vấn đề đường ruột, hỗ trợ tốt các vấn đề về cơ và khớp. Ngoài ra, bạn còn có thể dùng làm để uống thuốc, pha sữa, rửa mặt, rửa rau quả, nấu ăn, khử trùng vệ sinh dụng cụ y tế…
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhãn hàng máy lọc nước ion với mẫu mã, xuất xứ, chất lượng và giá cả khác nhau, do đó nên tìm hiểu kĩ để mua được sản phẩm ưng ý, phù hợp với nhu cầu.
 
Mong rằng qua bài viết trên bạn đã biết được Tác hại của chì và kim loại nặng hòa tan đối với cơ thể? Và có thêm những thông tin hữu ích để nâng cao sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.